Tối hậu thư của Ý và phản ứng của Hy Lạp Chiến_tranh_Hy_Lạp-Ý

"Tôi đã từng nói rằng chúng ta sẽ đánh dập mề Negus. Giờ đây, cũng như vậy, tuyệt đối chắc chắn, tôi nhắc lại, tuyệt đối, tôi hứa với các bạn rằng chúng ta sẽ đánh dập mề Hy Lạp."
Phát biểu của Mussolini tại lâu đài Venezia, 18 tháng 11 năm 1940[24][25]

Đêm ngày 28 tháng 10 năm 1940, đại sứ của Ý tại Athens, Emmanuel Grazzi, đã trao một bức tối hậu thư của Mussolini cho Metaxas. Trong đó, Duce yêu cầu quân đội của ông ta được tự do tiến quân để chiếm đóng các "điểm chiến lược" chưa xác định trong lãnh thổ Hy Lạp. Hy Lạp có quan hệ thân hữu với Đức Quốc xã, nhất là về lợi ích trong quan hệ thương mại song phương, nhưng giờ đồng minh Ý của Đức lại xâm chiếm Hy Lạp. Metaxas đã bác bỏ tối hậu thư với câu nói ["Alors, c'est la guerre"] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) (tiếng Pháp có nghĩa là "Vậy thì, đó là chiến tranh."). Qua đó ông ta đã khích động quyết tâm chiến đấu của dân chúng Hy Lạp, mộy quyết tâm mà thể hiện phổ biến bằng một từ: "Ochi" (Όχι) (tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Không"). Trong vòng vài giờ sau Ý đã bắt đầu tấn công Hy Lạp từ phía Albania. Chiến sự bùng nổ được công bố đầu tiên trên Đài phát thanh Athens sáng sớm ngày 28, với thông báo dài 2 câu của Bộ Tổng tham mưu: "Từ lúc 6h30 sáng nay, kẻ thù đã tấn công các tiền đội của chúng ta tại biên giới Hy Lạp-Albania. Quân đội của chúng ta đang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc".

Ngay sau đó, Metaxas đã kêu gọi người Hy Lạp bằng những lời sau: "Đã đến lúc người Hy Lạp chiến đấu vì nền độc lập của mình. Những người dân Hy Lạp, giờ chúng ta phải chứng minh mình xứng đáng với ông cha và sự tự do mà họ đã ban cho chúng ta. Những người dân Hy Lạp, giờ hãy chiến đấu vì Tổ quốc, vì những người vợ, người con của mình và vì truyền thống thiêng liêng. Bây giờ, hãy chiến đấu vì tất cả!"[26], câu cuối cùng trích nguyên từ vở kịch The Persians của nhà soạn kịch Aeschylus. Đáp lại bài diễn văn này, người dân Hy Lạp đã tự động xuống đường hát những bài ca yêu nước hô hào những khẩu hiệu chống lại người Ý, và hàng trăm ngàn tình nguyện viên, cả nam lẫn nữ, trên toàn thể Hy Lạp đã đến các văn phòng tuyển quân để đăng ký.[27] Cả quốc gia liên kết lại chống quân xâm lược. Ngay cả nhà lãnh đạo đang bị giam cầm của Đảng Cộng sản bị cấm tại Hy Lạp, Nikolaos Zachariadis, cũng gửi một lá thư ngỏ ủng hộ kháng chiến, cho dù hiệp ước Xô-Đức vẫn đang tồn tại, có nghĩa điều đó trái với đường lối hiện tại của Quốc tế Cộng sản (mặc dù trong hai bức thư sau đó ông ta đã cáo buộc Metaxas về việc tiến hành một cuộc "chiến tranh đế quốc" và kêu gọi binh lính Hy Lạp từ bỏ hàng ngũ và lật đổ chế độ).

Mục tiêu chiến tranh của Mussolini

Mục đích ban đầu của người Ý là thiết lập lên một chính phủ bù nhìn Hy Lạp dưới quyền Ý.[28] Chính phủ mới này của Hy Lạp sẽ chấp nhận cho Ý sáp nhập các đảo Ionia cùng với nhóm đảo ở biển Aegea gồm SporadesCyclades (sẽ được cai trị như một phần của các đảo Aegea thuộc Ý).[29] Các đảo này được yêu sách dựa trên cơ sở rằng chúng đã từng thuộc về nước cộng hòa Venice và nhà nước lệ thuộc Venice là Naxos.[30] Ngoài ra, các vùng EpirusAcarnania cũng phải bị tách khỏi lãnh thổ Hy Lạp và Vương quốc Albania phụ thuộc Ý cũng sẽ sáp nhập phần lãnh thổ nằm giữa đường biên giới tây bắc Hy Lạp và tuyến Florina-Pindus-Arta-Prevesa.[29] Ý dự định bù lại một phần cho những tổn thất lớn lao này của Hy Lạp bằng cách cho cho phép họ sáp nhập thuộc địa Síp của Anh sau khi chiến tranh kết thúc thắng lợi.[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Hy_Lạp-Ý http://www.comandosupremo.com/Greece1940.html http://www.comandosupremo.com/ItalianArmy3.html http://books.google.com/books?id=FNjxX7uZYQEC http://books.google.com/books?id=P-MiG9ngCp8C http://books.google.com/books?id=QOlmAAAAMAAJ&q= http://www.inilossum.com/2gue_HTML/2guerra1940-12A... http://metaxas-project.com/features/winterwar/ http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,7... http://pheidias.antibaro.gr/1940.htm http://books.google.gr/books?id=B0YC55a-GTEC